Phân biệt xe máy điện và xe đạp điện từ cái nhìn đầu tiên

Xe máy điện và xe đạp điện là hai loại xe tiện lợi, an toàn được các em học sinh, sinh viên sử dụng vô cùng rộng rãi. Tuy nhiên, có rất nhiều phụ huynh gặp khó khăn trong việc phân biệt xe máy điện và xe đạp điện. Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra một số đặc điểm phân biệt của hai loại xe này nhé. 

Đặc điểm giống nhau giữa xe máy điện và xe đạp điện

Đặc điểm giống nhau đầu tiên giữa hai loại xe này là có cấu tạo ắc quy như nhau và đều được vận hành bằng điện. Về thân xe, cơ bản xe máy điện và xe đạp điện đều có cấu tạo như nhau: bảng điều khiển điện tử và tay xe điều khiển, động cơ chổi than hoặc động cơ không chổi than, pin ắc quy/lithium, phanh thắng. Cụ thể, động cơ xe điện gồm động cơ chổi than hoặc động cơ không chổi than, động cơ chổi than chạy khỏe nhưng lại tiêu thụ một lượng điện năng lớn và cần phải thay mới trong một khoảng thời gian dài. 

Động cơ không chổi than thì lại bền bỉ hơn nhưng đồng nghĩa với việc giá thành cũng cao hơn. 

Tay ga điều khiển hoạt động dựa trên nguyên lý 3 chân kết hợp với nam châm, quét bằng cảm biến khi người dùng vặn tay ga để xe di chuyển. 

Bảng điều khiển của xe máy điện và xe đạp điện đều hiện số lượng pin, vận tốc khi đi và quãng đường đã đi. 

Bình điện ắc quy có chức năng lưu trữ điện năng cung cấp năng lượng cho xe, bộ phận này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quãng được đi được và vận tốc tối đa của xe. 

Bo mạch điều khiển bên trong xe có chức năng đưa ra dòng điện thích hợp tới động cơ để xe có thể di chuyển được. 

phan-biet-xe-may-dien-va-xe-dap-dien-1-768x576

Đặc điểm nhận biết xe máy điện và xe đạp điện

Về thiết kế 

Xe đạp điện được thiết kế nhỏ gọn, đơn giản hơn xe máy điện. Mẫu xe này như là một chiếc xe đạp được gắn động cơ, pin và bảng điều khiển. Khối lượng của xe đạp điện dưới 40kg, có bàn đạp hỗ trợ khi xe bị hết điện giữa chừng người đi xe có thể đạp về được. Công suất trung bình của xe đạp điện là 250W và vận tốc trung bình là 25hm/h. 

Thiết kế của xe máy điện có phần thô kệch hơn xe đạp điện, trọng tải của xe máy điện luôn lớn hơn 40kg. Xe máy điện không có bàn đạp nên khá là bất lợi trong trường hợp xe bị hết điện giữa chừng, cộng với việc xe máy điện có trọng lượng lớn nên việc di chuyển khi hết điện sẽ rất khó khăn. Công suất trung bình của xe máy điện là 500W trở lên, vận tốc trung bình từ 36 – 50km/h. 

Về độ tuổi 

Theo pháp luật quy định, xe máy điện được sử dụng với người trên 16 tuổi, còn xe đạp điện thì không giới hạn độ tuổi. Vì thế xe máy điện và đạp điện rất được học sinh sinh viên và các mẹ, các bà ưa chuộng vì tính tiện lợi và tiết kiệm của phương tiện này. 

Về công tác quản lý phương tiện 

Đối với dòng xe máy điện cần phải yêu cầu cấp biển số xe để quản lý phương tiện, còn xe đạp điện thì không yêu cầu khắt khe về vấn đề này. 

Nhìn chung, ở độ tuổi học sinh, sinh viên thì việc sử dụng một chiếc xe đạp điện sẽ tiện lợi hơn vì trọng tải xe không quá lớn, không giới hạn độ tuổi và cũng không yêu cầu đăng kí biển số xe. Tuy nhiên, về thiết kế mẫu mã thì xe máy điện có phần hơn xe đạp điện nhờ vào kiểu dáng thể thao, vận tốc nhanh hơn và quãng đường của xe cũng dài xe đạp điện nên được nhiều rất nhiều người ưa chuộng. 

phan-biet-xe-may-dien-va-xe-dap-dien-2-768x576

Trên đây là một số thông tin so sánh và phân biệt cơ bản giữa hai loại xe máy điện và xe đạp điện. Nếu quý khách còn có thắc mắc gì cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé.

Trả lời

Phone
showroom