Xe điện ngày nay được sử dụng khá phổ biến với nhiều cải tiến đáng kể trong những năm vừa qua. Xe điện ngày càng tiệm cận về việc di chuyển và các công năng so với xe xăng, cũng như có một mức chi phí hợp lý. Những chiếc xe điện được trạng bị nhiều công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, một trong số đó là hệ thống phanh ABS. Vậy hệ thống phanh ABS là gì? khám phá hệ thống phanh ABS trên xe điện hiện nay, sẽ giúp cho bạn đọc có nhiều thông tin cũng như lựa chọn được sản phẩm xe điện phù hợp.
Tìm hiểu phanh ABS
Việc sử dụng các phương tiện xe điện khi tham gia giao thông cần phải đảm rằng các phương tiện này luôn hoạt động trong tính trạng tốt nhất, nhất là đối với hệ thống phanh của thiệt phải hoạt động hiệu quả, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong nhiều tình huống.

Phanh ABS là từ viết tắt của Anti-lock Brake System là hệ thống chống bó cứng cho phanh, giúp cho người điều khiển an toàn hơn khi vận hành phương tiện. Những hệ thống phanh ABS thường được chăm chút khá kỹ lưỡng về thiết kế cũng như trạng bị hệ thống an toàn cao, giúp người dùng yên tâm khi sử dụng.

Phanh ABS được biết đến với nguyên lý hoạt động là chống bó cứng phanh hiệu quả. Điều này đạt được là do cảm biến của hệ thống sẽ tiến hành theo dõi và tiếp nhận thông tin liên tục, cùng với hệ thống điều khiển sẽ giúp ít khá nhiều cho xe trong quá trình phanh gấp. Khi người điều khiển thực hiện phanh gấp, hệ thống phanh ABS sẽ liên tục tiến hành kẹp và nhả đĩa phanh, giúp cho má không tránh phải tình trạng bị ôm cứng vào phần đĩa, hạn chế tối đa bánh xe bị quay và trượt trên đường, gây nguy hiểm cho người điều khiển.
Phương thức hoạt động của phanh ABS
Hệ thống phanh ABS thường được trang bị ở những bánh xe phía trước của phương tiện. Với những mẫu xe mới hơn thì có thể được trang bị ở cả hai bánh trước và sau, tăng độ an toàn cho người sử dụng.
Phanh ABS hoạt động theo phương thức chống bó cứng bánh xe khi rơi vào trạng thái phanh gấp. Có thể hiểu là hệ thống sẽ giúp má phanh và đĩa phanh dính chặt vào nhau khiến cho bánh xe bánh không quay, khi đó hạn chế tối đa hiện tượng trượt bánh, mất tay lái, gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện.

Hệ thống phanh ABS giúp cho phương tiện có thể phát hiện ra các tình huống mà người điều khiển có thể phanh gấp một cách đột ngột. Khi đó ABS sẽ được kích hoạt lên, giúp duy trì được độ mượt mà của bánh xe, tăng độ bám với mặt đường và hạn chế tối đa hiện tượng xe trao đảo phần đuôi khi phanh gấp mà người dùng thường bất gập ở những xe khác.
Một trong những vấn đề mà các tay lái hay gặp phải khi sử dụng phương tiện để di chuyển là trượt bánh và khi đó không thể kiểm soát phương tiện trong một khoảnh khắc rất ngắn khi vấn đề xảy ra.

Và khi đó, hệ thống phanh ABS sẽ phát huy được tối đa công năng của nó. Khi người điều khiển phanh gấp, ABS sẽ kích hoạt lên thông qua việc bóp nhả liên tục giữa bộ phận má và đĩa phanh. Có thể thấy rằng, cơ chế hoạt động này giúp cho đĩa phanh ít bị tác động bởi ngoại lực nhất, từ đó triệt tiêu gần như hoàn toàn tình trạng bó cứng đĩa phanh. Sau khi ABS nhận định đã tránh được tình huống nguy hiểm thì hệ thống sẽ tự động tái áp dụng lực phanh lớn để giúp người điều khiển dừng xe lại nhanh nhất.
Công dụng và tính năng phanh ABS hiện nay
Hệ thống phanh ABS là một hệ thống phanh khá quan trọng, giúp người điều khiển phương tiện an toàn hơn với những tình huống di chuyển tốc độ cao, phanh gấp. Hệ thống ABS chống bó cứng phanh làm việc hiệu quả, tránh tình trạng xe bị khóa chặt trong trường hợp khẩn cấp gây trượt bánh, mất lái… dẫn đến tai nạn.
Trường hợp phanh khẩn cấp, phanh ABS vừa chống bó cứng phanh, vừa giúp cho bánh xe hoạt động chậm dần, hạn chế trượt bánh, đồng thời giúp tăng ma sát và độ bám với mặt đường di chuyển.
Có thể thấy công dụng của phanh ABS là rất hữu ích và an toàn cho các tài xế và người ngồi trên xe.