Tất tần tật về đi xe điện trên đường phố

Hiện nay, xe điện là phương tiện tương đối phổ biến cả ở nông thôn và thành thị. Đối tượng sử dụng nhiều nhất là học sinh, sinh viên. Pháp luật hiện hành đã có những quy định và mức phạt cụ thể đối với xe điện. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết tất tần tật về đi xe điện trên đường phố.

Tất tần tật về đi xe điện trên đường phố
Tất tần tật về đi xe điện trên đường phố

Thủ tục pháp lý đăng ký xe điện

Luật Giao thông đường bộ có quy định: xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Cũng theo luật Giao thông thì xe máy điện thuộc vào loại xe cơ giới vì thế cần phải đăng ký và gắn biển số còn xe đạp điện không được xếp vào xe cơ giới nên không cần phải đăng ký.

Đi xe điện phải đội mũ bảo hiểm không?

Pháp luật quy định cả người điều khiển và người ngồi trên xe đều phải đội mũ bảo hiểm và cài đúng quy cách.

Đi xe điện phải đội mũ bảo hiểm đúng quy cách
Đi xe điện phải đội mũ bảo hiểm đúng quy cách

Độ tuổi điều khiển xe máy điện là bao nhiêu?

Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3 tức là người đủ 16 tuổi trở lên được phép điều khiển xe máy điện.

Có được điều khiển xe máy điện khi không có giấy phép lái xe không?

Học sinh, sinh viên hay người điều khiển xe máy điện (phương tiện cơ giới) đường bộ phải đủ tuổi, xe phải được đăng ký và gắn biển số đầy đủ

Mức phạt với người đi xe đạp điện vi phạm giao thông hiện nay

Mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000đ – 60.000đ đối với các hành vi sau:

  • Đã không đi bên phải theo chiều đi của mình hay không đi đúng phần đường quy định.
  • Chuyển hướng không báo hiệu trước, dừng xe đột ngột
  • Đã không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
  • Vượt sang bên phải trong trường hợp không được phép vượt
  • Đỗ xe, dừng xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị mà có lề đường.
  • Chạy xe trong hầm đường bộ mà không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu.
  • Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
  • Quay đầu trong hầm đường bộ
  • Điều khiển xe mà dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên
  • Sử dụng ô, điện thoại di động

Mức phạt tiền từ 60.000đ – 80.000đ khi vi phạm một trong các hành vi sau:

  • Không tuân thủ quy định về: dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau
  • Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định và gây cản trở giao thông
  • Chở số người quá so với quy định ngoại trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu.
  • Không nhường đường cho xe xin vượt
  • Gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, xe ưu tiên
  • Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính
  • Đã không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

Mức phạt tiền từ 100.000đ – 200.000 với một trong các hành vi dưới đây:

  • Khi điều khiển xe đã lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường
  • Trường hợp gây tai nạn giao thông mà: không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, bỏ trốn mà không đến trình báo cơ quan có thẩm quyền.
  • Khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ nhưng không cài đúng quy cách.
  • Đi vào khu vực cấm, đường cấm
  • Đi ngược chiều đối với đường một chiều và đường có biển cấm đi ngược chiều.

Mức phạt tiền từ 400.000 đ – 600.000đ trong trường hợp điều khiển xe đi vào đường cao tốc trừ phương tiện phục vụ việc quản lý và bảo trì đường cao tốc.

Đi xe điện nếu vi phạm đều bị xử phạt theo quy định hiện hành
Đi xe điện nếu vi phạm đều bị xử phạt theo quy định hiện hành

Mức phạt với người đi xe máy điện vi phạm giao thông hiện nay

Mức phạt tiền từ 200.000đ – 300.000đ đối với một trong các hành vi vi phạm dưới đây:

  • Dừng xe và đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường.
  • Đã không giảm tốc độ, nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh mà ra đường chính.
  • Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông
  • Điều khiển xe mà chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h

Mức phạt tiền từ 600.000đ đến 1.000.000đ khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:

  • Điều khiển xe chạy quá tốc độ theo quy định từ 10km/h – 20km/h
  • Vượt xe trong trường hợp không được vượt
  • Vượt xe nơi đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt
  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông
  • Dừng và đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng quy định
  • ….

Mức phạt tiền từ 4.000.000đ -5.000.000đ với một trong các hành vi sau:

  • Chạy xe quá tốc độ quy định 20km/h
  • Điều khiển xe mà đi quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông
  • Đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe …. Không đúng quy định gây tai nạn giao thông.
  • Đi vào phần đường một chiều, đi ngược chiều gây tai nạn giao thông
  • Điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt 50 miligam – 80 miligam/100 mililit máu.

Mức phạt tiền từ 6.000.000đ – 8.000.000 đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

  • Lạng lách, đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.
  • Điều kiển xe chạy một bánh đối với xe 2 bánh, 2 bánh đối với xe 3 bánh.
  • Buông 2 tay khi đang điều khiển xe
  • Dùng chân điều khiển xe ….

Như vậy, tùy vào từng trường hợp vi phạm khác nhau mà người điều khiển xe điện có hành vi vi phạm thì có thể bị xử phạt từ hành chính hay đến phạt tiền. Với những thông tin tất tần đi xe điện trên đường phố, hy vọng mọi người tham gia giao thông nên chấp hành đúng quy định pháp luật hiện hành để bảo vệ chính bạn và người tham gia giao thông khác.

Cùng Phố Xe Điện thực hiện an toàn giao thông mỗi ngày nhé.

Trả lời